Cách giúp con nhỏ có trách nhiệm về tài chính

Tập cách quản lý tài chính cho trẻ

Tài chính là yếu tố quan trọng trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên nhiều người, nhất là những bậc phụ huynh còn có quan niệm không cho con em mình tiếp xúc với tiền từ sớm. Đây có thể là quan niệm sai lầm, bởi xã hội ngày càng hiện đại, việc quản lý tài chính và quản lý chi tiêu cũng ngày càng phải đặt lên hàng đầu. Việc tập cho con trẻ sử dụng tiền từ sớm sẽ giúp con dạn dĩ hơn với tiền và biết cách quản lý tài chính ngay từ sớm.

I. Dạy trẻ bài học về tài chính

Một trong những bài học quan trọng mà bạn nên dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ chính là cách tiêu tiền và biết quý trọng giá trị đồng tiền. Bằng cách cho trẻ một khoản tiêu vặt nhất định, bạn sẽ giúp trẻ nhận được những bài học quý giá.

Tiền tiêu vặt có rất nhiều lợi ích cho cả đứa trẻ và gia đình. Trên thực tế, những đứa trẻ có tiền tiêu vặt có nhiều khả năng phát triển kỹ năng lập kế hoạch tài chính vững chắc và ít mắc nợ khi trưởng thành.

Dạy trẻ bài học về tài chính

Bài học về tài chính cho con

Nhà tâm lý học trẻ em người Nga Natalya Naumova cho biết, cho đến khi trẻ có đồng lương đầu tiên của mình thì mọi chi tiêu đều là từ tiền của bố mẹ. Tuy nhiên, có thể dạy trẻ kỷ luật tài chính bằng cách cho trẻ cơ hội quản lý tài chính cá nhân.

Bạn có thể tập cho trẻ làm quen với tiền từ khi 3 tuổi. Tại thời điểm này, bố mẹ tập cho trẻ nhận biết được giá trị của từng mệnh giá tiền khác nhau và cách sử dụng.

“Đến độ tuổi 6-7 tuổi, chúng ta cho con tiền tiêu vặt, đây là một giai đoạn mới trong cuộc đời của một đứa trẻ và giúp trẻ có trách nhiệm hơn”, chuyên gia Natalya Naumova nói.

II. Lợi ích khi trẻ tự quản lý tài chính từ sớm

– Giảm nguy cơ mắc nợ khi trưởng thành: Theo khảo sát của ING (Ngân hàng và dịch vụ tài chính đa quốc gia Hà Lan) đối với 12.000 phụ huynh trên khắp châu Âu, việc cho trẻ em tiền tiêu vặt làm giảm nguy cơ mắc nợ khi trưởng thành. Tiền tiêu vặt là nền tảng cho khả năng tự cung tự cấp của trẻ.

– Giá trị của tiền bạc: Đó là một khái niệm khó hiểu đối với trẻ em, nhưng chúng cần phải nắm được một vài ý nghĩa nhất định. Tiền tiêu vặt, đặc biệt nếu kiếm được từ việc vặt như dọn nhà, rửa bát, được điểm tốt… sẽ giúp trẻ biết được tiền thực sự đáng giá và giá trị của nó. Từ đó, trẻ học được cách kiểm soát chi tiêu không phung phí và chỉ mua những thứ mình thực sự cần thiết.

– Ý thức về mục đích và thành tích: Bằng cách dần dần tiết kiệm một số tiền tiêu vặt để hướng tới một mục tiêu, trẻ em phát triển ý thức về mục đích và niềm tự hào về thành tích của mình. Họ cũng học cách quý trọng tài sản hơn, khi họ đã sẵn sàng chi trả cho chúng.

– Giảm nguy cơ biến trẻ thành kẻ phá hoại: Hình ảnh trẻ khóc lóc, bắt bố mẹ phải mua món đồ mà chúng thích đã quá quen thuộc. Song, khi chúng phải tiêu những đồng tiền của chính mình, chắc chắn cũng sẽ không dám đòi hỏi.

– Dạy trẻ hiểu được giá trị của sự chăm chỉ: Khi trẻ em có thể kiếm tiền tiêu vặt từ công việc, chúng nhận ra giá trị nội tại của sự chăm chỉ.

Lợi ích khi trẻ tự quản lý tài chính từ sớm

Lợi ích của việc học quản lý tài chính ngay từ bé

III. Cách giúp trẻ tiếp xúc với tiền một cách lành mạnh

Cho trẻ tiền tiêu vặt là tốt nhưng không phải ai cũng biết cho đúng cách. Vì vậy, bố mẹ hãy thật sự khéo léo để không gây nên “tác dụng phụ”.

1. Trả công khi trẻ khi làm một việc gì đó

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng cho con tiền là nghĩa vụ, trong khi một số khác lại nghĩ rằng để có được số tiền này, trẻ phải làm việc. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ biết trân trọng giá trị của đồng tiền và biết cách chi tiêu cẩn thận hơn khi trẻ tự kiếm tiền tiêu vặt bằng các việc làm đơn giản như giúp mẹ nhặt rau, phụ ba rửa xe.

2. Cần giữ đúng thỏa thuận với trẻ về thù lao

Cần giữ đúng cam kết những gì bạn đã thỏa thuận với trẻ. Đưa tiền phụ cấp cho trẻ đúng hạn, nếu bạn trả trễ hoặc quên, nhất là sau khi trẻ hoàn thành những công việc mà bạn đã giao thì trẻ sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và thất vọng.

Cần giữ đúng thỏa thuận với trẻ về thù lao

Cha mẹ nên giữ đúng thỏa thuận về tài chính với con

3. Không nên sử dụng tiền tiêu vặt của con

Tiền tiêu vặt thuộc quyền của trẻ, nên cha mẹ không thể lấy bằng bất kỳ hình thức nào, cũng như không thể thực thi các quy định. Mục đích của tiền tiêu vặt là giúp trẻ xây dựng ý thức quản lý tiền. Ví dụ, tiền tiêu vặt được chia thành ba phần: tiết kiệm, chi tiêu và phát sinh. Tất nhiên, trẻ có thể đặt tên tùy ý. Đừng quên nói cho trẻ hiểu về thứ tự ưu tiên của các phần cũng như việc tiền ở phần này sẽ không được dùng cho phần kia và ngược lại.

4. Tăng lương tiền tiêu vặt thường xuyên cho con

Khi trẻ càng lớn thì sự hiểu biết về thế giới ngày càng toàn diện hơn nên nhu cầu của trẻ sẽ ngày càng lớn hơn, các hoạt động xã hội cũng ngày càng nhiều hơn. Số tiền mà cha mẹ cho con nên phù hợp với từng độ tuổi. Hãy nói với con rằng con chỉ được chi tiêu trong giới hạn đó. Thực tế không có một con số cụ thể nào cho vấn đề nên đưa cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt mỗi ngày là hợp lý, bởi mỗi gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nên số tiền có thể chu cấp cho con cũng khác nhau.

Tuy nhiên, cha mẹ có thể dựa vào hai yếu tố để xem xét giới hạn chi tiêu của con như: Điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu trong từng độ tuổi. Càng về sau, túi tiền tương ứng không ngừng tăng lên, độ tuổi nhỏ hơn được nhận hàng tuần và người lớn hơn được nhận hàng tháng. Miễn là quan điểm của trẻ về tiền bạc không sai lệch, trẻ có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Vậy là rõ ràng, tiền tiêu vặt cũng có ảnh hưởng lớn đến kỹ năng sống của trẻ, bố mẹ đừng ngại ngần cho con tiền tiêu vặt hợp lý.

Trên đây là những lợi ích cũng như cách giúp trẻ tiếp cận với tài chính từ sớm. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn tốt hơn về tài chính cho con. Chúc bạn thành công!

Bạn có thể tìm hiểu thêm những thông tin về tài chính tại: Banchuyendautu.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.