Thẻ ATM gắn chip là gì? Có cần phải đổi từ thẻ từ sang thẻ ATM gắn chip không?

Thẻ ATM gắn chip là gì? Có cần phải đổi từ thẻ từ sang thẻ atm gắn chip không?

Kể từ ngày 31/3/2021, tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đã ngừng phát hành thẻ ATM từ để chuyển sang phái hành thẻ ATM gắn chip. Chip này chứa thông tin và dữ liệu liên quan đến tài khoản ngân hàng của bạn. Thẻ ATM gắn chip thường có dạng thẻ nhựa có kích thước tương tự như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ. Loại thẻ này được đánh giá là mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng các giao dịch với ngân hàng. Vậy thẻ ATM gắn chip là gì? Nó có công dụng ra sao và có gì khác với thẻ ATM từ thông thường? Cùng chúng tôi theo dõi và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thẻ ATM gắn chip là gì?

Thẻ ATM gắn chip là gì?

Thẻ ATM gắn chip là loại thẻ có gắn một chip vi mạch trên bề mặt trước của thẻ. Các thông tin dữ liệu giao dịch của thẻ sẽ được lưu trữ theo dạng mã hóa hệ nhị phân và được lưu cố định ngay tại chip. Nó sẽ được thay đổi liên tục theo từng giao dịch của thẻ.

Thẻ ATM gắn chip còn được gọi là thẻ Chip-and-pin cards, Chip-and-signature Cards, Smart card, Chip card,… Thẻ ATM gắn chip cũng được thiết kế kích thước theo tiêu chuẩn như một chiếc thẻ ATM thông thường

Sự phổ biến của thẻ ATM gắn chip đã thay thế phần lớn các thẻ ATM truyền thống sử dụng dải từ (magnetic stripe) cho việc xác nhận và xử lý giao dịch. Chip trong thẻ ATM gắn chip cung cấp một lớp bảo mật cao hơn và bảo vệ thông tin tài chính của khách hàng hơn.

Cách hoạt động của thẻ ATM gắn chip là khi thực hiện giao dịch, bạn sẽ cắm thẻ vào khe đọc chip trên máy ATM hoặc thiết bị thanh toán. Chip sẽ tương tác với máy ATM hoặc thiết bị để xác thực thông tin và chứng thực giao dịch. Điều này giúp ngăn chặn các hoạt động gian lận và bảo vệ thông tin cá nhân và tài chính của người dùng.

2. Các loại thẻ ATM gắn chip

Các loại thẻ ATM gắn chip

Thẻ ATM gắn chip hiện nay có 3 loại như sau:

Thẻ gắn chip có tiếp xúc: Đây là loại thẻ mà phải đặt vào khe nhận ở trên đầu đọc mới có thể ghi nhận, xóa hoặc truy xuất dữ liệu.

Thẻ gắn chip không tiếp xúc: Người dùng chỉ cần đưa đầu thẻ đến gần đầu đọc khoảng 2-10cm là khe đọc thẻ đã có thể nhận được thông tin mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp.

Thẻ chip giao diện kép: Nó có thể tiếp xúc hoặc không cần tiếp xúc khi thực hiện giao dịch.

3. Tác dụng của thẻ ATM gắn chip

Tác dụng của thẻ ATM gắn chip

Bảo mật cao hơn: Chip trong thẻ giúp mã hóa thông tin và tạo ra mã xác nhận độc nhất cho mỗi giao dịch, làm giảm nguy cơ gian lận và sao chép thẻ. Mọi thông tin của người dùng đều được mã hóa và ngăn chặn các hành vi đánh cắp thông tin thẻ của các tin tặc.

Khi khách hàng giao dịch, con chíp sẽ tự động tạo mã duy nhất, không trùng lặp và không thể sử dụng lại nên khi có người cố tìm cách đánh cắp thông tin thì giao dịch sẽ bị từ chối. Việc rò rỉ thông tin của cá nhân sẽ không còn là điều lo lắng của người dùng khi sử dụng thẻ ATM gắn chip.

Thẻ ATM gắn chip còn ngăn chặn việc làm giả thẻ. Chỉ có mã PIN cá nhận mới có thể xác nhận được ai là chủ sở hữu của thẻ, bạn hoàn toàn yên tâm nếu như không may đánh mất thẻ thì sẽ không bị xâm phạm.

Sử dụng toàn cầu: Thẻ ATM gắn chip thường tương thích với các hệ thống thanh toán quốc tế như Visa và Mastercard, cho phép bạn sử dụng thẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tiện lợi và nhanh chóng: Việc sử dụng thẻ ATM gắn chip giúp thực hiện giao dịch nhanh chóng hơn so với việc vuốt thẻ qua dải từ truyền thống.

Hỗ trợ các tính năng bổ sung: Thẻ ATM gắn chip cũng có thể hỗ trợ các tính năng bổ sung như thanh toán tiếp xúc (contactless) và tích hợp vào các ví điện tử và ứng dụng di động.

4. Tại sao nên đổi thẻ ATM gắn chip?

Tại sao nên đổi thẻ ATM gắn chip?

Thẻ ATM gắn chip được xem là một sự thay đổi nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt hơn so với thẻ từ về các mặt: bảo mật, tốc độ, tiện lợi.

Bảo mật thông tin hiệu quả: Nếu như việc sử dụng thẻ từ thì việc bảo mật thông tin khá thấp, khách hàng dễ bị đánh cắp thông tin thì thẻ ATM gắn chip được mã hóa các thông tin trên mỗi giao dịch giúp ngăn chặn những hành vi đánh cắp thông tin.

Chống gian lận và giả mạo các thông tin: Sử dụng thẻ chip cùng với mã PIN là một giải pháp hiệu quả và an toàn để chống giả mạo và gian lận khi thẻ của bạn bị thất lạc hoặc bị đánh cắp.

Cơ chế hoạt động chặt chẽ: Mỗi giao dịch của thẻ ATM gắn chip đều có nhiều bước xác thực. Chỉ có những tổ chức liên quan cấp phép thì việc giao dịch mới được xử lý thành công. Quy trình thực hiện phức tạp hơn nhưng về tốc độ xử lý lại nhanh hơn thẻ từ.

5. So sánh thẻ ATM thường và thẻ ATM gắn chip

Dưới đây là một số điểm so sánh giữa thẻ ATM từ và ATM gắn chip:

Điểm so sánh Thẻ ATM từ Thẻ ATM gắn chip
Giao diện thiết kế Có dải băng từ màu đen ở mặt sau thẻ chứa thông tin của chủ thẻ Có con chip chứa thông tin chủ sở hữu trên mặt trước thẻ
Mức độ bảo mật Thông tin sẽ được bảo mật trên vạch kẻ đen dưới dạng văn bản Thông tin sẽ được mã hóa dưới dạng nhị phân của máy tính và thay đổi liên tục
Tính bền bỉ Dễ bị xước trên bề mặt và ở vạch kẻ đen Thông tin có thể xóa và ghi lại nhiều lần.
Cách thức nhận dạng chủ thẻ Nhận dạng qua băng từ, hình chủ thẻ và chữ ký của chủ thẻ Nhận dạng bằng mã pin
Hình thức thẻ Chỉ có 1 loại duy nhất Có 3 loại thẻ: tiếp xúc, không tiếp xúc và giao diện kép

6. Cách đổi thẻ từ sang thẻ ATM gắn chip

Cách đổi thẻ từ sang thẻ ATM gắn chip

Khách hàng có thể đổi thẻ từ ATM sang thẻ gắn chip bằng 2 cách là thực hiện trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc thông qua ứng dụng ngân hàng số để thực hiện.

Làm trực tiếp tại quầy giao dịch

Bước 1: Đến phòng giao dịch gần với bạn nhất để yêu cầu được chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip.

Bước 2: Điền vào mẫu đơn đổi thẻ.

Bước 3: Nộp mẫu đơn cùng với CCCD và thẻ cũ.

Bước 4: Nhận giấy hẹn lấy thẻ chip và hoàn tất.

Thông qua ứng dụng ngân hàng số:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng, chọn quản lý dịch vụ thẻ

Bước 2: Chọn mục: phát hành/chuyển đổi thẻ.

Bước 3: Đăng ký chuyển đổi thẻ.

Bước 4: điển thông tin thẻ, chọn các mục điểm giao dịch và điểm nhận thẻ rồi tiếp tục để hoàn tất.

7. Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip an toàn

Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip an toàn

Cách sử dụng thẻ ATM chip của các ngân hàng cũng tương tự như cách sử dụng với thẻ ATM từ.

Thẻ ATM gắn chip được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị. Nó cũng được dùng để rút tiền tại các cây ATM tự động.

Với thẻ ATM gắn chip không tiếp xúc, khách hàng chỉ cần chạm thẻ lên trên máy POS hoặc cây ATM có hiển thị biểu tượng nhận diện riêng cho thẻ không tiếp xúc (contactless) là có thể thực hiện được các giao dịch.

Khi thực hiện các thao tác thanh toán hay rút tiền, khách hàng cũng không cần cho thẻ ATM loại này vào khe đọc thẻ hay quẹt như thông thường mà chỉ cần để mặt thẻ này tiếp xúc với máy là có thể thao tác.

Để sử dụng thẻ chip thanh toán, khách hàng thực hiện sau các bước sau:

– Bước 1: Khách hàng đến địa điểm có cây ATM chấp nhận thẻ chip hoặc máy POS

– Bước 2: Chạm thẻ vào máy

– Bước 3: Xác nhận giao dịch

– Bước 4: Hoàn tất

8. Những lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip

Những lưu ý khi sử dụng thẻ ATM gắn chip

Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng thẻ ATM gắn chip thì khách hàng nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng lựa chọn để mở thẻ, gặp tổng đài viên để được cung cấp thông tin về các đặc điểm và tính ứng dụng của thẻ tại ngân hàng đó.

Ngoài ra, để hạn chế việc mất phí quá cao khách hàng cũng nên chú ý:

Nên thực hiện rút tiền tại cây ATM trong cùng hệ thống ngân hàng để giảm chi phí.

Chuyển khoản trong nội bộ qua máy ATM

Phí duy trì thẻ ATM gắn chip hàng năm có thể cao hơn thẻ từ.

Với những thông tin trên, hy vọng khách hàng đã có cho mình được những hiểu biết về loại thẻ ATM gắn chip hiện nay để sử dụng hiệu quả, an toàn và thuận tiện nhất.

Tham khảo thêm các bài viết mới nhất về tài chính – ngân hàng trên Vega Fintech để cập nhật những thông tin hữu ích và nổi bật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.