Phân biệt rõ quỹ dự phòng tài chính và bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ hay quỹ dự phòng tài chính là một trong những sản phẩm và yếu tố quan trọng trong tài chính cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên hiện nay nhiều người còn đang nhầm lẫn hay đánh đồng 2 khái niệm này là một. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ và quỹ dự phòng ngay nhé!
Nhiều người hiện nay có suy nghĩ, mình đã có quỹ dự phòng tài chính thì không cần phải mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên điều này lại hoàn toàn sai lầm, 2 sản phẩm là khác nhau và mục đích cho việc để quỹ dự phòng và mua bảo hiểm nhân thọ là hoàn toàn khác nhau.
Phụ lục
Phân biệt quỹ dự phòng và bảo hiểm
Theo Cục Bảo vệ Tài chính cho Người tiêu dùng Mỹ (CFPB), quỹ dự phòng là một khoản tích lũy bằng tiền mặt cho các khoản chi tiêu ngoài kế hoạch hoặc các tình huống tài chính khẩn cấp. Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến như các khoản dự phòng cho việc xe cộ bị hỏng, sửa chữa nhà cửa, các hóa đơn y tế hay việc mất nguồn thu nhập.
Phân biệt khái niệm quỹ dự phòng tài chính và bảo hiểm nhân thọ
Trong khi đó, bảo hiểm là việc bảo đảm bằng hợp đồng. Trong giao kết này, bên bảo hiểm sẽ chỉ trả tiền hoặc bồi thường vật chất khi xảy ra sự kiện do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định trên cơ sở người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
Những góc nhìn về bảo hiểm và quỹ dự phòng
Vì lẽ đó quan hệ của 2 khoản này không phải là thay thế lẫn nhau mà là bổ trợ giúp hoàn thiện bức tranh tài chính cá nhân.
Về cách trích lập, theo các chuyên gia, quỹ dự phòng thường sẽ được trích lập khoảng 3-6 tháng thu nhập, hoặc nhiều hơn tùy vào tình hình tài chính cũng như lối sống của mỗi người. CFPB cũng khuyến nghị, khoản này có thể có thể được trữ dưới dạng tiền gửi tại các tài khoản ngân hàng, các tài khoản trả trước và tiền mặt.
Ở góc nhìn của chuyên gia tư vấn bảo hiểm, ông Trần Mạnh Hoàng Việt (MB Ageas Life) cho biết, ngân sách dành cho bảo hiểm có thể chiếm khoảng 5-10% trong thu nhập của một cá nhân. Khi mua bảo hiểm cần chú trọng đến tính phù hợp. Nếu mua quá thấp có thể sẽ dẫn đến việc khách hàng có thể không nhận được sự bảo vệ tương xứng với tính mạng, dòng thu nhập và sức khỏe của mình. Ngược lại, nếu tham gia các hợp đồng bảo hiểm có mức phí quá cao, các năm sau khách hàng sẽ khó lòng duy trì được hợp đồng bảo hiểm.
Những góc nhìn của chuyên gia về quỹ dự phòng và bảo hiểm
Theo chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán, khi tham gia bảo hiểm, bên cạnh sản phẩm chính là bảo hiểm nhân thọ, còn có một số sản phẩm bổ trợ như bảo hiểm tai nạn, sức khỏe hay bệnh hiểm nghèo, khách hàng cũng cần phải cân nhắc mua kèm để đảm bảo khả năng bảo vệ tốt nhất.
Các chuyên gia cũng đánh giá, hiện nay, khả năng tiếp cận bảo hiểm nhân thọ không còn quá khó như trước. Những người có thu nhập từ 5-6 triệu/tháng – mức thu nhập tối thiểu tại nhiều khu vực, vẫn có hoàn toàn có thể tham gia được bảo hiểm nhân thọ.
Trên thị trường, các sản phẩm cũng đã rất đa dạng và phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt. Điển hình có thể kể đến BIDV MetLife có sản phẩm Quà Tặng Sức Khỏe chi trả chi phí điều trị cho bệnh tiểu đường tuýp 2, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh ung thư ngay từ giai đoạn sớm. Hay như gói An Phát Cát Tường của bảo hiểm Bảo Việt, hoặc như “Bảo hiểm Tai nạn cá nhân mở rộng – Chubb Pro” của công ty bảo hiểm Chubb có phí bảo hiểm chỉ từ 600 đồng/ngày.
Trên đây là những thông tin về quỹ dự phòng tài chính và bảo hiểm nhân thọ. Mục đích của 2 khái niệm này là hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn nên tìm hiểu rõ và có kế hoạch cụ thể cho các quỹ dự phòng tài chính cũng như mua bảo hiểm bạn nhé!
Tìm hiểu thêm các thông tin bổ ích về tài chính tại: https://banchuyendautu.com/