Mục đích chính của việc tái cơ cấu ngân hàng hiện nay
Việc tái cơ cấu quan trọng trong một tổ chức kinh doanh, điều này ảnh hưởng tới chất lượng và kết quản làm việc và lợi nhuận doanh nghiệp. Đối với ngân hàng thì cơ cấu tổ chức còn có nhiều ảnh hưởng hơn nữa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
Phụ lục
Mục đích của việc tái cơ cấu tổ chức
Tái cơ cấu ngân hàng không chỉ giúp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản mà còn giúp nhiều nhà băng thích ứng tốt hơn với chuyển đổi số.
Đầu năm 2024, nhiều ngân hàng trình cổ đông đề án tái cơ cấu theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Đề án này tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, nhằm tăng chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng.
Cụ thể, phương án tái cơ cấu của các ngân hàng gồm nhiều nội dung về giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động.
Trong đó, các ngân hàng cần nêu được lộ trình tăng vốn và cải thiện chất lượng nguồn vốn tự có, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế. Một số ngân hàng uy tín có thể đề xuất đến giải pháp niêm yết cổ phiếu trên thị trường quốc tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng cũng cần có phương án để hiện đại hóa hoạt động, chuyển đổi số, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Chiến lược phát triển của ngân hàng hiện nay
Trong việc xây dựng tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, nhà băng phải xác định rõ chiến lược trong từng thời kỳ, có kế hoạch phát triển thương hiệu… Ngân hàng phải đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thách thức và các xu hướng có thể ảnh hưởng đến hoạt động.
Song song, các ngân hàng cũng sẽ có lộ trình phát triển mạng lưới, kế hoạch phát triển bền vững, thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng… Nhà băng sẽ đánh giá tóm tắt những kế quả đạt được trong giai đoạn 5 năm trước, và cập nhật tình hình tài chính đến thời điểm gần nhất, từ đó chỉ ra được các hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc và có bài học kinh nghiệm.
Để đạt được các mục tiêu này, Techcombank thực hiện đề án tái cơ cấu và sẽ thực hiện lấy ý kiến cổ đông vào ngày 23/1. Tại Techcombank, ngân hàng có chiến lược chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống giai đoạn 2021-2025.
Ngân hàng này đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ CASA sẽ đạt 55%, vốn hóa thị trường đạt 20 tỷ USD. Điều này giúp Techcombank trở thành một trong những ngân hàng có giá trị nhất. Tỷ lệ ROE hướng tới 20% đồng thời, tỷ lệ thu nhập ròng từ phí và tổng thu nhập hoạt động khoảng 30%.
Về mục tiêu cải thiện vốn tự có, tại thời điểm cuối quý III/2023, Techcombank là ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao nhất hệ thống, đạt hơn 127.000 tỷ đồng. Đồng thời, nhà băng cũng sở hữu tỷ lệ CAR cao dẫn đầu ngành, ở mức 15%, gần gấp đôi mức yêu cầu của Basel II (8%). Chất lượng tài sản được kiểm soát chặt với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,4%, nằm trong nhóm những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.
Theo đại diện Techcombank, ngân hàng cũng chú trọng các hoạt động chuyển đổi số. Trong các năm gần đây, nhà băng tập trung đầu tư công nghệ, đưa vào áp dụng những nền tảng hàng đầu thế giới cũng như ứng dụng AI, Big Data vào hoạt động thực tế, từ đó giúp quy mô khách hàng tăng trưởng nhanh và vượt mốc 13 triệu người.