6 Sai lầm mà doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hay gặp phải

Sai lầm doanh nghiệp trẻ hay mắc phải

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trẻ bắt tay vào kinh doanh, những sản phẩm của những doanh nghiệp trẻ thường đánh vào từng ngách của thị trường, lựa chọn một tập khách hàng cụ thể.

Việc xác định được mục tiêu và tập khách hàng khi kinh doanh giúp các doanh nghiệp trẻ đi đúng hướng, tập trung vào mục đích kinh doanh ban đầu của mình, cũng tránh được những rủi ro cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro cũng như những sai lầm trong quá trình kinh doanh. Ngay sau đây, hãy cùng tìm hiểu 6 sai lầm mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên mắc phải nhé!

1. Không có quy trình quản lý chuyên nghiệp

Khi mới bắt đầu kinh doanh những người chủ doanh nghiệp có lẽ là người duy nhất phải xử lý mọi thứ, họ luôn phải bắt đầu tất cả các công việc một mình. Chính vì vậy nó kiến họ sẽ mất nhiều thời gian và khó tập trung cho việc vận hàng bộ máy doanh nghiệp một cách tốt nhất. Là chủ doanh nghiệp thời gian là vô cùng quý giá để tập trung phát triển sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa bạn nên thuê những người cốt yếu nhất giúp hình thành một bộ máy doanh nghiệp nhỏ nhưng đầy đủ chức năng và chuyên nghiệp hơn trong việc xử lý công việc.

Không có quy trình quản lý chuyên nghiệp

Quy trình quản lý vận hành doanh nghiệp không rõ ràng

2. Sử dụng các phương pháp quản lý không phù hợp

Khi mới khởi nghiệp các doanh nghiệp thường tìm những phương pháp không phù hợp những phương pháp hay công cụ nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh, tuy nhiên việc này đôi khi lại khiến bạn tốn kém hơn trong thời gian dài.

Ví dụ: khi bạn tìm kiếm phần mềm quản lý bán hàng rẻ tiền, nó không đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ và chức năng thanh toán, lưu trữ, quản lý đơn hàng, lâu dài khi doanh nghiệp của bạn phát triển, việc xử lý ngày càng nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.

Vì vậy, việc tiết kiệm chi phí kinh doanh khi doanh nghiệp còn nhỏ là việc cần thiết, tuy nhiên hay phân bổ và lựa chọn những sản phẩm phù hợp, có thể sử dụng một cách hiệu quả và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bạn nhé

3. Không quản lý được dòng tiền doanh nghiệp

Dòng tiền là tiền ra và tiền vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ các hoạt động tài chính, đầu tư và các hoạt động khác.

Hiện nay những doanh nghiệp nhỏ đang còn khó khăn trong việc quản lý dòng tiền một cách hiệu quả, các khoản tiền không được kê khai một cách đồng bộ và rõ ràng, điều này có thể khiến doanh nghiệp của bạn thiếu trước hụt sau trong quá trình kinh doanh.

Lời nhuận doanh nghiệp là khoản còn lại của hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi chi phí của doanh nghiệp.

Chính vì vậy một doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm và hiểu rõ tới hai khía cạnh dòng tiền và lợi nhuận để đảm bảo hoạt động với dòng tiền dương.

Bạn có thể sử dụng những ứng dụng quản lý dòng tiền doanh nghiệp hay có kế hoạch quản lý các dòng tiền vào và ra một cách hiệu quả, tránh bị nhầm lẫn trong quá trình hạch toán tiền.

Không quản lý được dòng tiền doanh nghiệp

Không kiểm soát được dòng tiền khi kinh doanh

4. Không minh bạch giữa tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp

Đây là lý do dễ làm rối tình hình tài chính của doanh nghiệp khi mới bắt đầu kinh doanh. Việc tách bạch các khoản tài chính cá nhân và kinh doanh một cách rõ dàng và ghi chép lưu trữ giúp bạn kiểm soát và quản lý nó một cách tốt nhất. Từ đó có thể thấy được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác nhất.

Duy trì các tài khoản doanh nghiệp và cá nhân một cách riêng biệt, hoàn toàn độc lập với nhau cũng là cách giúp bạn minh bạch được dòng tiền của mình một cách hiệu quả.

Khi mới khởi đầu kinh doanh, chủ yếu là vốn tự có nên việc nhiều chủ doanh nghiệp không minh bạch các khoản tài chính cá nhân là điều thường xuyên xảy ra. Hãy nắm rõ nguyên tắc này để tránh những sai lầm không đáng có bạn nhé!

Không minh bạch giữa tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp

Tài chính không minh bạch

5. Không ứng dụng được công nghệ trong hoạt động kinh doanh

Hiện nay công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, việc sử dụng các phần mềm hay ứng dụng trong quá trình kinh doanh cũng mang lại lợi ích và hiệu quả rất lớn trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thay vì tiết kiệm và sử dụng các cách quản lý doanh nghiệp truyền thống thì bạn nên chọn lọc và sử dụng những ứng dụng phù hợp nhất với doanh động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh một cách tối đa.

6. Không lưu trữ dữ liệu

Dữ liệu doanh nghiệp là một phần vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp. Khi bạn biết lưu trữ dữ liệu một cách thông minh thì sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm hay cập nhật thông tin một cách nhanh và chính xác.

Bên cạnh đó dữ liệu khách hàng được lưu trữ một cách bảo mật cũng giúp gia tăng mức độ uy tín và là cách bạn gia tăng giá trị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng.

Trên đây là 6 sai lầm mà những doanh nghiệp mới, những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên mắc phải. Mong rằng, với những thông tin trên, Banchuyendautu.com có thể giúp bạn trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.